Phật
Ấn thiền sư chùa Kim Sơn và đại học sĩ Tô Đông Pha vốn là bạn thân. Một hôm,
khi 2 người đi tản bộ, vừa đi vừa nói đến một ngôi chùa nhỏ có thờ Quan Thế Âm
Mã Đầu.
Tô Đông Pha mới hỏi: "Quan Thế Âm Bồ Tát vốn là tượng mà chúng ta
thường lễ, tại sao tay của bà lại cầm tràng hạt? Tay
bà ấy lần tràng hạt là đang niệm Phật phải không?"
Phật
Ấn thiền sư liền nói: "Cầu người không bằng cầu mình, bà ấy cũng đang niệm
Quan Thế Âm Bồ Tát đấy!"....Ý Thiền Sư muốn nói: "Niệm Quan Thế Âm thực
ra chính là tự học mình, chính là tự hoàn thiện mình"
Bản
thân chúng ta không biết trong tâm của chính mình có chứa một báu vật tiềm tàng
vô tận. Mỗi khi gặp chuyện, người ta thường không tự giải quyết mà lại nhờ đến
người khác, cầu xin những bậc thần linh, tự cho là tha lục có thể giảm bớt
trọng trách của mình. Nhưng nếu cầu không được thì sao? Lòng sẽ thất vọng, thậm
chí khi gặp những chuyện khác sẽ lùi bước. Thật là phương án sai lầm!
Khi
chúng ta làm một việc gì, biến động càng ít thì tỷ lệ thành công càng lớn,
nhưng chỉ khi biết rõ mình, biến động ít nhất, cơ hội thành công là lớn nhất.
Nếu ngay cả bản thân cũng khó mà không chế được thì làm sao hy vọng được ở
người khác. Bới vậy, khi gặp chuyện không hay, ta nên cầu bản thân, nắm vững
thái độ, ý chí kiên định, không kéo dài, không đợi người giúp đỡ, mọi việc đều
dựa vào mình, nhất định có thể vượt quá khó khắn, thu được hiệu quả